Thứ Sáu, 16/05/2025
Zalo

Ronaldinho chia tay Milan: Cạn tình, cạn nghĩa!

Thứ Hai 03/01/2011 14:08(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Sau khi gây náo loạn doanh trại Milan ở Dubai, Ronaldinho đón năm mới bằng việc quay trở về Brazil, mở đường cho cuộc chuyển nhượng lần thứ 4 trong sự nghiệp. Điều này đã được dự báo trước, nhưng cách mà Milan và Ronnie thể hiện thì không đẹp chút nào.

Ronnie thiếu thiện chí

Ngay sau khi đón chào năm mới 2011 tại Dubai, không hề lên tiếng chào các đồng đội cùng gắn bó trong hai năm rưỡi qua, Ronaldinho đã lên máy bay trở lại quê nhà Brazil, và nghỉ trong một khách sạn ở Flamengo (Rio de Janeiro). Tại đó, Roberto de Assis, anh trai và cũng là người đại diện của Quả bóng vàng châu Âu 2005, đang chuẩn bị những thủ tục cuối cùng của một cuộc chuyển nhượng.

Trước đó, trong những ngày cuối năm 2010, khi Milan vừa đặt chân đến Dubai và bước ra tập luyện với sự chứng kiến của báo chí địa phương, Ronnie đã có một số hành động không đẹp mắt. Cụ thể, Ronnie đã bày trò quậy phá để Milan sớm ngồi vào bàn đàm phán với De Assis.

Ronaldinho đã rời khỏi AC Milan

Những hành động của ngôi sao 30 tuổi này khiến Milan bị mất mặt, và danh tiếng của đội bóng đoạt nhiều danh hiệu quốc tế nhất cũng bị ảnh hưởng. Bởi vì, chuyến du đấu Dubai không đơn thuần là tập huấn hay nghỉ ngơi “tránh rét”, mà nó là một phần kế hoạch trong bản hợp đồng với nhà tài trợ Fly Emirates. Theo những gì đã ký kết, Milan phải đến Dubai tập luyện trong dịp Serie A nghỉ Giáng sinh và đá một trận giao hữu (đối thủ phụ thuộc vào Fly Emirates).

Bên cạnh đó, Milan cũng muốn đánh bóng tên tuổi hơn nữa tại châu Á, một thị trường tiềm năng, có thể đem lại cho CLB những khoản thu lớn. Do đó, có thể hiểu Milan đã muối mặt như thế nào khi Ronnie bỏ về Brazil, cũng như những trò phá phách của anh.

HLV Allegri đã tức giận đến mức công khai phê phán thái độ của Ronnie trước giới truyền thông địa phương, khi Milan chuẩn bị bước vào trận giao hữu với Al-Ahli (đá 23h đêm qua). Một vài cầu thủ khác bóng gió chỉ trích anh, trong khi Ibra đưa ra những lời phát biểu mang tính thương hại hơn là động viên.

Milan cũng không fair-play

Nói qua thì cũng phải nói lại. Ronaldinho đã thiếu hợp tác trong vụ chuyển nhượng này, nhưng chính Milan cũng đã “chơi xấu” với anh. Ronnie và De Assis rất nhiều lần bày tỏ mong muốn ở lại Milan muộn nhất là đến hết mùa giải này. Nhưng Milan thì không muốn thế.

Khi đã có được Cassano, Milan quyết thanh lý Ronnie sớm chừng nào hay chừng ấy, để đỡ một khoản lương cũng như thu hồi “vốn”. Chính Galliani, người từng mang Ronnie rời Nou Camp cập bến San Siro, đã “đi đêm” với một vài đối tác, nhằm bán đứt anh với giá 8 triệu euro, để rồi hủy không ít cuộc hẹn với De Assis.

Việc Ro vẩu đánh mất phong độ chỉ là cái cớ, mà thực tế Milan không cần đến anh nữa, cả về chuyên môn lẫn hình ảnh. Sau khi mang Ronnie về cách đây hai năm rưỡi, Milan đã khai thác hết những giá trị tốt nhất từ anh. Nói một cách chính xác, Milan đã dùng Ronnie như một cái móc áo di động, và lợi nhuận mà họ thu về là cực lớn. Nếu chỉ tính về chuyên môn, Milan đã không mua Ro vẩu, hoặc bán anh từ một năm trước cho Man City.

Hiện tại, với phong độ được cải thiện so với năm ngoái, Zlatan Ibrahimovic là cái tên chiếm phần lớn trong những cửa hàng bán áo đấu của Milan. Danh tiếng và thành công của Ibra ở Serie A trong quá khứ với Juve và Inter đủ để anh vượt mặt một Ronnie đã qua thời đỉnh cao. Chưa kể, Italia đang lên cơn sốt số 99 của Cassano, với lượng tiêu thụ sẽ không thua kém gì “người ngoài hành tinh” Ronaldo vài năm trước. Còn thị trường Brazil? Áo của Robinho và Pato bán chạy hơn so với Ronnie!

Thế nên, Milan không thể trách Ronnie đã “chơi xấu” và không có thiện chí, mà chính họ là nguyên nhân đẩy sự việc diễn ra theo chiều hướng xấu. Milan đã cạn tình, thì Ronnie cũng hết nghĩa!
 
(Theo Thể Thao Văn Hoá)

Có thể bạn quan tâm

Pro Chiến thắng tại El Clasico: Bản tóm gọn hoàn hảo về Barcelona mùa này

Chiến thắng tại El Clasico: Bản tóm gọn hoàn hảo về Barcelona mùa này

Pro Chiến thắng tại El Clasico: Bản tóm gọn hoàn hảo về Barcelona mùa này

Trong bối cảnh các giải VĐQG thường xuyên nằm dưới sự thống trị của một nhóm nhỏ các siêu CLB quen thuộc, đôi khi rất khó để phân biệt sự khác nhau giữa các nhà vô địch. Tuy nhiên, chức vô địch La Liga 2024/25 của Barcelona, dù chưa chính thức về mặt toán học, sẽ mãi khắc sâu trong ký ức của những người đã dõi theo nó.

Barca "sống mà không cần đồng hồ"

Barca sống mà không cần đồng hồ

Barca "sống mà không cần đồng hồ"

Tôi có một người bạn không đeo đồng hồ. Có một thời gian, anh ấy thường nhét vào túi quần một chiếc điện thoại cũ, nhỏ với màn hình đen trắng và dùng sim trả trước không Internet. Giống như loại mà dân buôn “mai thúy” hay dùng để cuộc gọi không bị lần ra, hoặc cũng giống loại mà nhà phê bình phim Carlos Boyero hay dùng. Anh ấy thường chậm hơn mọi xu hướng, nhưng luôn là người mở đầu cho làn sóng tiếp theo.

Bạn thấy gì từ trận cầu thủ tục giữa Liverpool và Arsenal?

Bạn thấy gì từ trận cầu thủ tục giữa Liverpool và Arsenal?

Bạn thấy gì từ trận cầu thủ tục giữa Liverpool và Arsenal?

Phút 95, Martin Ødegaard thoát xuống đối mặt thủ môn. Khán giả Arsenal bên khán đài Anfield Road đồng loạt chồm tới, nín thở chờ đợi. Ở đâu đó trên cái dàn bình luận bất tử nơi chín tầng mây, cố BLV Brian Moore chắc đang hắng giọng: “Mọi thứ giờ đều có thể xảy ra!”

Xem thêm
top-arrow
X