Thứ Năm, 15/05/2025
Zalo

Xu hướng chuyển nhượng Serie A 2009: Lục tục ra đi, lũ lượt trở về

Thứ Tư 29/07/2009 14:31(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Thế hệ đầu tiên của những cầu thủ Italia rời bỏ Serie A (lúc đó còn giàu có) ra nước ngoài thi đấu là những người mở cõi, khai sáng bóng đá ở những nơi họ đặt chân đến. Họ được coi như những người hùng. Thế hệ thứ 2 và thứ 3 không được như thế. Và họ trở về Italia như những kẻ thất bại.

Bóng đá như mốt

Bóng đá Italia cũng như mốt: các nền bóng đá nước ngoài ưa thích cầu thủ của họ, đánh giá cao trình độ kĩ chiến thuật và chất lượng thi đấu, và từ ngày những Zola, Vialli, Casiraghi hay Di Matteo trở thành những cầu thủ đẳng cấp Italia đầu tiên rời khỏi đất nước hình chiếc ủng trong những năm 1990, làn sóng cầu thủ giỏi Italia rời bỏ Serie A ra nước ngoài trở thành một hiện tượng lớn đối với calcio.

Nhưng cũng như thời trang Italia đang găp khó khăn trong cơn khủng hoảng tài chính toàn cầu, calcio mất đi sự hấp dẫn. Lần đầu tiên kể từ nhiều năm, số cầu thủ Italia hồi hương nhiều hơn số cầu thủ rời bỏ calcio ra đi. Từ ngày thị trường chuyển nhượng mở cửa trở lại, đã có 7 người trở về (trong đó có 2 nhà VĐTG), trong khi chỉ có 3 người ra đi.

Cannavaro là cầu thủ nổi tiếng nhất trở về Italia đợt này

Một trong những kết luận đầu tiên về họ được đưa ra: Những người trở về đều là những người đã qua đỉnh cao, đã thành công một cách rất hạn chế trên đất khách, trong khi những cầu thủ ra đi cũng chỉ là những người loại 2. Có một thời calcio xuất khẩu những cầu thủ đẳng cấp thế giới, những nhà VĐTG, bây giờ calcio bán đi những cầu thủ chất lượng trung bình và điều nguy hiểm hơn, bị rút ruột những cầu thủ tài năng ở lớp măng non.

Một nguyên nhân nữa dẫn đến sự trở về ồ ạt của những kẻ thất bại: Lứa cầu thủ đi trước giỏi hơn và hòa nhập nhanh hơn, lứa sau chất lượng kém hơn, nhưng lại mắc những căn bệnh kinh niên của người Ý, là rất lười học ngoại ngữ và quá quen sống trong một xã hội khép kín, điều khiến họ gặp nhiều khó khăn trong một thế giới ngày càng rộng mở. Số cầu thủ người Ý đến các CLB lớn châu Âu ngày một giảm, trong khi số người đến các nền bóng đá có trình độ thấp hơn Serie A, như Hy Lạp và TNK, ngày càng trở nên phổ biến.

“Trước sau gì tôi cũng sẽ trở về”

Lần đầu tiên trong 3 mùa bóng qua, số cầu thủ Ý rời bỏ quê hương ra nước ngoài thi đấu ít đến thế, đúng 3 người, và không ai trong số họ đến các đội bóng lớn: trung vệ Ferrari đến Besiktas (TNK), tiền vệ Savini và hậu vệ Cirillo sang PAOK Salonica (Hy Lạp). Cộng thêm vào danh sách đó một HLV danh tiếng (Ancelotti) và một cầu thủ 16 tuổi đầy tài năng (Massacci sang M.U, nơi đã có một tài năng Italia khác, Macheda).

Con số ấy là quá ít, kể cả khi cộng thêm Pirlo (người có đến 99% khả năng sẽ rời Milan sang Chelsea). Người Ý nhìn hiện tượng Pirlo ra sao? Ít ngôi sao người Italia chia tay Serie A không phải là niềm vui, bởi nó thể hiện rằng calcio ngày càng ít cầu thủ lớn, những người thực sự lớn thì đã già (Cassano, Totti, Del Piero), trong khi những ngôi sao nước ngoài ít ỏi còn lại đã bỏ đi trong mấy tháng hè (Kaka, Ibra). Các nền bóng đá giàu có hơn, sau khi khai thác triệt để những gì tốt nhất mà Serie A có thể đem tới, nay quay sang lứa cầu thủ trẻ: trong vòng 4 mùa bóng qua, đã có 9 cầu thủ Ý dưới 18 tuổi ra đi.

Ngoài 2 nhà VĐTG trở về sau khi không thành công trên đất khách (Cannavaro ở Real Madrid và Oddo ở Bayern), là hậu vệ Moretti - đến Genoa sau 5 năm chơi cho Valencia, là thủ môn De Sanctis - đến Napoli từ Sevilla, là Di Michele từ West Ham về Torino, là Lupoli - từ Sheffield United về Ascoli, và Firmani từ Dubai quay lại Lazio. Họ được coi là những người may mắn, vì danh sách những người nhớ nhà và muốn trở về rất dài, kể cả những người có đôi chút thành công, như Zaccardo và Bazagli (VĐ Đức với Wolfsburg), như Grosso, muốn rời bỏ Lyon để đến Juventus, như thủ môn Pelizzoli (cựu Atalanta và Roma), người mới đây đã than thở là anh cảm thấy hết sức cô đơn trên đất Nga (anh chơi cho Lokomotiv Moskva), hay Donati, không còn muốn ở lại Celtic.

Người duy nhất hòa nhập nhanh chóng và thoát khỏi nỗi “nhớ nhà” là Maresca, cựu tiền vệ Juve. Sau 4 năm chơi cho Sevilla, anh đã từ chối một loạt CLB Italia để kí HĐ với đội bóng Hy Lạp Olympiakos. Anh bảo, “Trước sau gì tôi cũng sẽ trở về”. Những người khác đã làm thế rồi. Bao giờ đến lượt anh?

(Theo Thể Thao Văn Hóa)

Có thể bạn quan tâm

Pro Chiến thắng tại El Clasico: Bản tóm gọn hoàn hảo về Barcelona mùa này

Chiến thắng tại El Clasico: Bản tóm gọn hoàn hảo về Barcelona mùa này

Pro Chiến thắng tại El Clasico: Bản tóm gọn hoàn hảo về Barcelona mùa này

Trong bối cảnh các giải VĐQG thường xuyên nằm dưới sự thống trị của một nhóm nhỏ các siêu CLB quen thuộc, đôi khi rất khó để phân biệt sự khác nhau giữa các nhà vô địch. Tuy nhiên, chức vô địch La Liga 2024/25 của Barcelona, dù chưa chính thức về mặt toán học, sẽ mãi khắc sâu trong ký ức của những người đã dõi theo nó.

Barca "sống mà không cần đồng hồ"

Barca sống mà không cần đồng hồ

Barca "sống mà không cần đồng hồ"

Tôi có một người bạn không đeo đồng hồ. Có một thời gian, anh ấy thường nhét vào túi quần một chiếc điện thoại cũ, nhỏ với màn hình đen trắng và dùng sim trả trước không Internet. Giống như loại mà dân buôn “mai thúy” hay dùng để cuộc gọi không bị lần ra, hoặc cũng giống loại mà nhà phê bình phim Carlos Boyero hay dùng. Anh ấy thường chậm hơn mọi xu hướng, nhưng luôn là người mở đầu cho làn sóng tiếp theo.

Bạn thấy gì từ trận cầu thủ tục giữa Liverpool và Arsenal?

Bạn thấy gì từ trận cầu thủ tục giữa Liverpool và Arsenal?

Bạn thấy gì từ trận cầu thủ tục giữa Liverpool và Arsenal?

Phút 95, Martin Ødegaard thoát xuống đối mặt thủ môn. Khán giả Arsenal bên khán đài Anfield Road đồng loạt chồm tới, nín thở chờ đợi. Ở đâu đó trên cái dàn bình luận bất tử nơi chín tầng mây, cố BLV Brian Moore chắc đang hắng giọng: “Mọi thứ giờ đều có thể xảy ra!”

Xem thêm
top-arrow
X